Danh sách những cuộc nhường ngôi không phải do quân chủ thực hiện Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Nhật_Bản_và_Lưu_Cầu

Dưới đây là danh sách ghi nhận về các cuộc nhường ngôi của các Mạc chúa (Shogun) trong lịch sử Nhật Bản. Các trường hợp nhường ngôi của các Chấp quyền (Shikken) cũng được liệt kê trong đây với tư cách là chức vị nắm giữ quyền lực thực tế của Nhật Bản.

  1. Năm 1205, Shikken Mạc phủ Kamakura đầu tiên, Hōjō Tokimasa thoái ẩn xuất gia, và nhường lại ngôi vị cho con trai Hōjō Yoshitoki. Ông qua đời năm 1215, thọ 78 tuổi. Ông chính là người mở đầu truyền thống các Shikken của gia tộc Hōjō nắm quyền lực thực tế Mạc phủ Kamakura, khống chế chính sự Nhật Bản.[339][340][341][342]
  2. Năm 1244, Shōgun Kujō Yoritsune của Mạc phủ Kamakura thoái vị và nhường ngôi cho con trai mới 6 tuổi là Kujō Yoritsugu.[42] Năm 1245, ông xuất gia và qua đời 12 năm sau đó ở tuổi 39. Ông là Shōgun đầu tiên thực hiện việc truyền ngôi cho con khi còn sống, dù vẫn dưới danh nghĩa sự bổ nhiệm của Thiên hoàng và quyền lực thực tế nằm trong tay các Shikken.
  3. Năm 1256, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Tokiyori thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho một người cháu là Hōjō Nagatoki. Mặc dù vậy ông vẫn nắm quyền lực thực tế cho đến khi qua đời năm 1263, hưởng dương 37 tuổi.[339][343]
  4. Năm 1268, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Masamura thoái vị nhường ngôi cho Hōjō Tokimune nhưng vẫn nắm quyền lực thực tế. Năm 1273, ông xuất gia và qua đời sau đó không lâu, thọ 69 tuổi.[339][344][345][346]
  5. Cũng trong năm 1301, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Sadatoki thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho một người cháu là Hōjō Morotoki. Mặc dù vậy ông vẫn nắm quyền lực thực tế cho đến khi qua đời năm 1311, hưởng dương 41 tuổi.[339][347][348]
  6. Năm 1316, Shikken Mạc phủ Kamakura Hōjō Mototoki thoái ẩn xuất gia, nhường lại ngôi vị cho Hōjō Takatoki. Năm 1333, Thiên hoàng Go-Daigo phát động chính biến diệt trừ thế lực của Mạc phủ Kamakura, Mototoki tự sát, hưởng dương 48 tuổi.[339][349]
  7. Năm 1394, Shōgun Ashikaga Yoshimitsu thoái vị xuất gia, nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshimochi.[350] Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục nắm giữ thực quyền triều chính. Năm 1404, ông sai sứ sang bang giao với Đại Minh, giúp nhà Minh dẹp nạn Nụy khấu, do đó được Minh Thành Tổ phong tước hiệu "Nhật Bản Quốc vương".[351] Ông qua đời năm 1408, hưởng dương 49 tuổi.[352][353]
  8. Năm 1423, Shōgun Ashikaga Yoshimochi bắt chước cha mình thoái vị xuất gia, nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshikazu nhưng tiếp tục nắm giữ thực quyền.[354] Tuy nhiên, do Yoshikazu mất sớm, nên Yoshimochi tiếp tục điều hành chính sự dù vị trí Shōgun bị khuyết từ năm 1425. Ông mất năm 1428, hưởng dương 43 tuổi,[352] em ông là Ashikaga Yoshinori kế vị vào chức vụ Shōgun.[353]
  9. Năm 1473, Shōgun Ashikaga Yoshimasa nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshihisa nhưng tiếp tục nắm giữ thực quyền. Tuy nhiên, do Yoshihisa mất sớm vào năm 1489, nên Yoshimasa tiếp tục điều hành chính sự dù vị trí Shōgun bị khuyết trong một thời gian ngắn cho đến khi qua đời vào năm 1490, thọ 55 tuổi.[355] Cháu ông là Ashikaga Yoshitane kế vị vào chức vụ Shōgun.[353]
  10. Năm 1547, trong thời gian bị quân của Hosokawa Harumoto đuổi đánh ra khỏi Kyoto, Shōgun Ashikaga Yoshiharu thoái vị nhường ngôi cho con trai là Ashikaga Yoshiteru nhưng tiếp tục nắm giữ binh quyền, nhiều lần đánh rồi hòa với Harumoto.[356] Mạc phủ di chuyển khắp nơi, không ở nơi nào cố định. Trong tình cảnh đó, Yoshiharu qua đời 3 năm sau đó, hưởng dương 44 tuổi.[353][357]
  11. Năm 1605, Shōgun Tokugawa Ieyasu của Mạc phủ Edo thoái vị sau 3 năm chấp chính, nhường ngôi cho con trai là Tokugawa Hidetada,[358] tự xưng tước hiệu Ōgosho. Mục đích của ông là để khẳng định việc cha truyền con nối cho gia tộc trong cương vị của mình, do vậy quyền hành thực tế ông vẫn nắm giữ suốt 12 năm sau đó cho đến lúc qua đời, thọ 73 tuổi.[351][359]
  12. Năm 1623, Shōgun Tokugawa Hidetada của Mạc phủ Edo cũng bắt chước cha mình, thoái vị sau 18 năm chấp chính, nhường ngôi cho con trai là Tokugawa Iemitsu, tự xưng Ōgosho.[360] Dù vậy, ông vẫn nắm giữ quyền hành thực tế cho đến năm 1631. Ông qua đời chỉ một năm sau đó, thọ 54 tuổi.[361]
  13. Năm 1745, Shōgun Tokugawa Yoshimune thoái vị nhường ngôi cho con trai cả Tokugawa Ieshige.[362] Ông tự xưng là Ōgosho và giữ tước hiệu này cho đến khi qua đời năm 1751, thọ 66 tuổi[363]
  14. Năm 1760, Shōgun Tokugawa Ieshige, là một người lãnh đạm với việc cai trị, đã thoái vị nhường ngôi cho con trai cả Tokugawa Ieharu.[364] Ông nhận được tước hiệu Ōgosho nhưng chỉ giữ được tước hiệu một năm rồi qua đời, hưởng dương 49 tuổi.[365]
  15. Năm 1837, Shōgun Tokugawa Ienari, sau 50 năm chấp chính, đã thoái vị nhường ngôi cho con trai thứ 2 là Tokugawa Ieyoshi, tự xưng là Ōgosho.[366] Ông giữ tước hiệu này thêm 5 năm nữa thì qua đời, thọ 67 tuổi.[367]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Nhật_Bản_và_Lưu_Cầu http://books.google.com.br/books?id=-0-dGA8JtXcC&p... http://dynasty.cc/han/book/book/zssp.html http://www.360doc.com/content/13/0819/19/10819955_... http://tieba.baidu.com/p/1962038866 http://www.erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/00-Muc_luc... http://www.erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/06-Tokugaw... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=P...